29 thg 6, 2009

chiêm ngưỡng vẻ đẹp của "nữ hoàng" các loài hoa

Hoa lan, hay phong lan, cây hoa lan, cây bông lan, cây lan... (tên khoa học: Orchidaceae) là một họ thực vật có hoa, thuộc bộ Măng tây, lớp thực vật một lá mầm. Họ Orchideceae là một trong những họ lớn nhất của thực vật và có các thành viên mọc trên toàn thế giới, ngoại trừ châu Nam Cực; có cây hoa lan sống dưới mặt đất và chỉ nở hoa trên mặt đất cũng như có cây hoa lan sống tại vùng cao nguyên của dãy Himalaya;

hoa lan có thể tìm thấy tại các vùng có khí hậu nhiệt đới như trong rừng già của Brasil đến các vùng có tuyết phủ trong mùa đông như tại bình nguyên của Manitoba, Canada; hoa lan có loại mọc trong đất (terrestrial), có loại mọc trên cây cao (epiphyte) và có loại mọc trên đá (lithophyte).

Hoa lan được người tiêu dùng ưa chuộng vì vẻ đẹp đặc sắc và các hình thức đa dạng của chúng. Cũng giống như cây lan, hoa lan hầu như có tất cả các màu trong cầu vồng và những kết hợp của các màu đó. Hoa lan nhỏ nhất chỉ bằng hạt gạo trong khi hoa lan lớn nhất có đường kính khoảng 1 m. Tuy đa số các loại hoa lan tìm thấy trên thị trường thường không có hương thơm, có rất nhiều loại hoa lan có mùi. Vanilla là một loại hoa lan mà hương thơm được dùng trong các loại ẩm thực của thế giới và có nguồn gốc từ Mexico; trong khi đó có các loại hoa lan tỏa ra mùi như thịt bị hỏng để hấp dẫn các côn trùng.

44.jpg


4.jpg  6.jpg  9.jpg






37.jpg  43.jpg    

     



41.jpg  42.jpg

39.jpg

36.jpg

14.jpg  

2.jpg10.jpg

12.jpg  11.jpg

















20.jpg  22.jpg  

17.jpg  18.jpg

25.jpg  24.jpg






  











23.jpg  31.jpg


28.jpg  30.jpg 


35.jpg

34.jpg








nghệ thuật tạo tán cho bonsai *****

Trong tạo dựng nghệ thuật tạo cho cây cảnh có nhiều tán để trưng bày, thưởng ngoạn là cách làm lâu đời của người Việt và truyền lại cho ngày hôm nay.
Loại hình cây cảnh cổ của nước ta và loại hình cây Bon sai của thế giới đã được cải biến không ngừng nhằm nâng cao giá trị cây cảnh nghệ thuật.

Nếu như cây cảnh cổ lâu đời thường chỉ đơn điệu một kiểu hình thể bông tán thì ngày nay có rất nhiều kiểu khác nhau, cách tạo tán đột phá này tạo cho cây cảnh có cái đẹp và biểu cảm riêng:

*Tạo tán cổ: Từ một cành chính tạo nhiều nhánh được co kéo và ép thành một tầng nằm ngang. Mặt bông tán thường là hình tròn, phía dưới bằng phẳng, phía trên tạo nhánh dăm cho phát triển lá để có hình mâm xôi; tất cả các bông tán đều phải nằm ngang đồng thời song song với nhau cũng như song song với mặt đất. Chú ý là không được nghiêng ngã; đường kính các tán phù hợp với cỡ cây, tán cách nhau đều không loãng và túm tụm, tán trên cùng phải tròn đều không nhọn như chọc lên trời sẽ làm cho cây phân tán trở nên thô vụng và sai kỹ thuật của cây có tán cổ. Hình thể cây có tán cổ ở mỗi vùng mỗi khác, phía Bắc đa số các cây tán cổ cành nhánh gần như áp sát còn phía Nam thì thoáng hơn có vẻ như phản ánh về đất đai và lối sống thoáng đãng. Tuy nhiên về hình thể kiểu tạo tán cổ đều cho nội dung về sự nề nếp, nét trang nghiêm thích hợp với đình chùa, công sở…Cây tạo tán cổ thường là các loại cây có mủ như Sanh, Si, Gừa, Sộp, Bồ đề và những cây cho hoa như Bông Giấy, Mai Chiếu thủy, Tùng…

*Tạo tán cách tân:

-Kiểu tán thưa thoáng: Cành và ngọn giống tán cây cổ nhưng không cần nhánh dày mà cắt tỉa cho thưa thoáng tạo cho cành, nhánh, lá phô ra nét đẹp.

-Kiểu hình tròn: Cành và nhánh uốn lượn uyển chuyển, tầng tán hình tròn bè rộng, lá nhỏ và ít tạo nên chi tiết mềm mại dưới mắt người thưởng ngoạn. Cách này thường dùng phương pháp quấn dây thép để uốn cành như hình dấu ngã trong thời gian dài rồi tháo dây, nẹp cành.

-Kiểu tán đa dạng: Dạng cây tán này thường phá cách, không cần phải một cành nhánh hình tròn hay phân đều theo từng tầng một với tán lẻ từ 3, 5, 7 tán tròn theo tên gọi (Ông bà, Cha mẹ, Con cái- Sinh; Lão; Bệnh; Tử; Sinh-…). Loại tán đa dạng chơi cành là chủ yếu, có cành tạo nhánh vươn dài, nhánh buông, nhánh vươn ngắn và không đỉnh ngọn. Loại cây tạo tán thường là Sam, Trắc, Mai, Liễu…Nét cấu tạo tán loại này cần sự tự do, ít dùng dây thép buộc hay nẹp sắt. đường nét tán đa dạng có vẻ đẹp tự do, mang tính nghệ thuật hội họa phù hợp vườn cảnh tư gia, quán cà phê vườn.

Có rất nhiều cách tạo tán cây cảnh mà mỗi nghệ nhân làm theo ý tưởng riêng mình, tuy vậy kiểu nào cũng đáng trân trọng và tùy theo nơi cần trưng bày, tùy theo ý thích của người chơi mà chọn hình thể phù hợp cho dù quy vào các kiểu tán trên. Và chắc chắn rằng, mỗi vùng miền, mỗi nghệ nhân sẽ còn tiếp tục sáng tạo nên các hình tán trong nghệ thuật cây cảnh, nhằm phát huy không ngừng thú chơi sinh vật cảnh của mọi người.

Cẩm nang sâu bệnh hại cây cảnh >"<

Bà kon chúng ta thường cảm thấy bối rối và ko bít làm thế nào khi cái cây yêu wí của mình bị sâu bệnh wậy phá, hum nay tui xin giới thiệu một số loại bệnh và cách phòng trị, tuy ko dc nhìu nhưng cũng giúp ít rất lớn cho pà kon chúng ta đấy.

1)Bệnh hại cây hoa cẩm chướng
*Bệnh khô héo:
Bệnh khô héo thường gây hại nặng trên cây hoa cẩm chướng , tỷ lệ bị bệnh trên 10%

Triệu chứng :
Nấm bệnh xâm nhiễm vào vết thương cổ rễ hoặc bộ rễ , bộ phận bị bệnh biến thành thối khô màu vàng nâu hoặc màu nâu , rồi lan rộng lên trên , cổ rễ thắt lại , lá phía trên thân cây mất đi màu sáng , mềm dần , lá khô héo rũ xuống .Khi trời ẩm , cổ rễ xuất hiện bột trắng , đó là cơ quan sinh sản của nấm .vật gây bệnh và đặc điểm sinh vật học
Bệnh khô héo cây cẩm chướng do nấm lưỡi liềm ( Fusarium dianthi Prill. Et Del) thuộc lớp bào tử sợi , bô bào tủ sợi .Bào tử hiình lưởi liềm , khônga màu có vách ngăn .Loại bào tử nhỏ hình bầu dục , đơn bào không màu , kích thước 5-9x 2-4 bào tử vách dày hình cầu kích thước 6-11 .
Bệnh phát sinh vào các tháng 4-6 , nấm bệnh sống hoại sinh trong đất , khi gặp điều kiện thích hợp chúng sản sinh bào tử , lây lan nhờ gió , thường xâm nhập vào vết thương .Thời tiết mưa phùn bệnh càng nặng .

Phương pháp phòng trừ :
-Không nên hái hạt trong mùa bị bệnh , kịp thời thay đổi chậu trồng

-Nhồ bớt những cây bị bệnh nặng , cắt bỏ các cành bệnh , thay đổi các chậu nuôi trồng
-Phun thuốc tím 0.5% hoặc sunfát sắt hoặc Dixon 0.2%

*Bệnh đốm than hoa cẩm chướng
Bệnh đốm than phân bố nhiều ở các vườn hoa cẩm chướng , tỷ lệ cây bệnh đến trên 50 %


Triệu chứng :
Bệnh xâm nhiễm vào ngọn lá , lúc đầu là các đốm vàng khô , dần dần lan rộng ra .Trên đốm xuất hiện các chấm đen , đó là đĩa bào tử nấm
Vật gây bệnh và đặc điểm sinh vật học
Bệnh đốm than lá cẩm chướng do nấm dĩa gai ( Colletotrichum sp.) thuộc lớp nấm bào tử xoang , bộ đĩa đen gây ra .Đĩa bào tử vùi trong biểu bì lá , đường kính 75-154 , lông cứng mọc rải rác trên đĩa bào tử , màu nâu hạt dẻ , kích thước 21-72x3-6 ; bào tử hình ống đơn bào không màu , kích thước 12-18x3,6-4,3 .Mùa thu thường gặp bệnh này , nhiệt độ cao , thời tiết khô hạn bệnh hại càng nặng .

Phương pháp phòng trừ :
-Tăng cường chăm sóc quản lí , bón phân tưới nước , xúc tiến sinh trưởng cây .
-Cuối mùa sinh trưởng tăng cường thu hái và đốt lá bệnh
-Trong mùa phát bệnh phun thuốc Boócđô 0,5% hoặc Topsin0,1% hoặc Amobam 0,1%.


2) Bệnh hại cây chuối rẻ quạt
*Bệnh gỉ sắt
Bệnh gĩ sắt thường phát sinh trên cây chuối rẻ quạt ở các vườn cây cảnh , bệnh nặng thường làm cho cây bị vàng , ảnh hưởng đến mỷ quan , tỉ lệ cây bị bệnh có thể lên tới 50 %.


Triệu chứng :
Ban đầu trên lá xuất hiện các đốm vàng , về sau lan rộng dần và thành đốm màu nâu , mép có các viền màu xanh vàng , đường kính 2-6mm , trên đốm bệnh có các bột màu vàng , thường xuất hiện mặt sau lá . Mùa đông xuất hiện các bột màu nâu sẫm đó là bào tử đông của nấm gây bệnh .
Vật gây bệnh và đặc điểm sinh vật học
Bệnh gỉ sắt cây chuối do nấm gỉ sắt ( Puccinia sp.) thuộc lớp bào tử đông , bộ nấm gỉ sắt gây ra .Bào tử hạ màu vàng da cam , hình bầu dục hoặc hình trứng dài , vách dày có gai mọc trên cuống ngắn , kích thước 20-25x16-22 .Bào tử đông mọc dưới biểu bì lá về sau cùng xuất hiện với bào tử hạ , bào tử đông hình bầu dục dài hoặc hình que , màu vàng nhạt , kích thước 35-60x 13-18 .Bào tử đông mọc trên cuống lá thành màu nâu xám , có lúc trên lá hình thành các đốm màu nâu đen và có các chấm đen .Đó là nấm kí sinh nấm gỉ sắt ( Darluca filum ) .Nấm này cùng với nấm gỉ sắt gây hại và làm cho bệnh nặng hơn , lá xoăn lại và khô héo dần .Bào tử hạ có thể lây lan nhờ gió , nẩy mầm , xâm nhiễm .Bệnh thường phát sinh và gây hại nặng vào tháng 10-12 .Tháng 4 thường bắt đầu xâm nhiễm .

*Phương pháp phòng trừ :

-Tăng cường kiểm dịch , không nên nhập các cây bệnh , những cây con bị bệnh cần phải được khử trùng
-Mùa đông cần loại bỏ các cây bễnh , tập trung và đốt đi
-Phun thuốc Zineb hoặc hợp chất lưu huỳnh vôi để giản bớt nguồn bệnh .

3)Bệnh hại cây măng leo
* bệnh khô cành :

bệnh khô cành cây măng leo thường gây ra trên cành nhánh , bệnh có thể làm cây bị chết khô


Triệu chứng :
Bệnh thường xâm nhiễm trên các nhánh cây , đốm bệnh thường hình bầu dục dài rồi lan rộng dần , bệnh có thể làm cho cành khô biến thành màu nâu nhạt về sau thành trắng vàng , trên đốm xuất hiện các chấm đen
Vật gây bệnh và đặc điểm sinh vật học
Bệnh khô cành cây măng leo do nấm vỏ cầu ( Phoma sp.) thuộc lớp bào tử xoang , bộ vỏ cầu gây ra .Vỏ bào tử mọc rải rác trên biều bì lá , hình cầu hoặc cầu dẹt , màu nâu đen .Bào tử không màu đơn bào , hình bầu dục .Bệnh thường phát sinh vào các tháng 7-11 , những nơi quản lí không tốt , thiếu ánh sáng , cây sinh trưởng kém bệnh thường rất nặng .Vỏ bào tử thường qua đông trên lá bệnh , mùa xuân năm sau lại lây lan xâm nhiễm


Phương pháp phòng trừ :
-Cắt bỏ và đốt cành nhánh bị bệnh , quét cồn và Vaselin lên
-KHống chế điệu kiện chiếu sáng , cây trồng trong chậu cần được thông gió , hướng về ánh nắng , nhưng không được phơi nắng
-Phun Boócdo 1% hoặc Daconil 0,1% hoặc thuốc tím 0,1%

3)Bệnh tuyến trùng trên cây hải đường
Triệu chứng :

nhổ cây lên ta thấy trên rễ có rất nhiều u nhỏ hoặc rời rạc , kích thước khác nhau 1-10mm .Lúc đầu nhẵn về sau thô sần mà ta có thể nhầm là nốt sần .Giải phẫu u ra , ta thấy có nhiều hạt nhỏ hình quả lê màu tr , đó là tuyến trùng cái .Do tuyến trùng hút dinh dưỡng của cây nên ảnh hưởng đến sinh trưởng và làm cây bị chết khô


Vật gây bệnh và đặc điểm sinh vật học
Bệnh tuyến trùng hại rễ cây hải đường tên là ( Meloidogyne incognita Chitwood.) thuộic lớp tuyến trùng , bộ dao đệm .Tuyến trùng đực và cái khác nhau .Con cái hình quả lê , kích thước 0,4-1,3mm ; thân rộng 0,3-0,8mm; âm hộ và lỗ hậu môn đối xứng với cổ , trứng hình bầu dục màu vàng sẫm
Con đực hình sợi đầu nhọn kích thước 1,2-1,9x0,03-0,06mm .Tuyến trùng qua đông trong rễ cây và đất bằng trứng hoặc sâu non trong trứng hoặc tuyến trùng đực .Khi nhiệt độ C là thời kì sinh sôi nảy nở của tuyến trùng , hình thành rất nhiều u bứu rễ .


Biện pháp phòng trừ :
-Khi giâm hom chọn đất không có tuyến trùng
-Đất cần được phơi ải để diệt tuyến trùng
-Dùng thuốc khử trùng đất .Phương pháp như sau : đào huyệt hoặc rãnh đất chậu , mỗi chậu nhỏ 5-10 giọt dung dịch DD ( ViddemD) sau đó lấp đất lại để xông hơi sau nửa tháng đem trồng , hoặc dùng Nemagon 0,1% mỗi chậu dùng 10-15ml.

tìm hiểu về dáng cây bon sai

Ngòai thiên nhiên tùy vào điều kiện phát triển như: vị trí, độ cao, môi trường khí hậu… mà mỗi cây sẽ mọc theo một kiểu khác nhau, sau khi nghiên cứu ở nhiều địa hình khác nhau, người ta thấy do tác động của thiên nhiên các cây thường có các kiểu dáng như sau: (Các bạn tham khảo để sau này ứng dụng cho cả tiểu cảnh khi sắp cây trên cảnh hoặc non bộ):

Từ các kiểu dánh ngòai thực tế như vậy các nghệ nhân bonsai lúc trước đã sáng tác ra 5 kiểu dáng bonsai cơ bản:

1. Dáng Trực (trực quân tử, thẳng) (Tiếng anh: Formal Upright, Phiên âm tiếng Nhật Chokkan):
Thân cây thẳng, mọc thẳng đứng, mang tính chất không thay đổi, thon dần từ gốc đến ngọn



2. Dáng trực lắc (Tíêng anh: Informal Upright Phiên âm tiếng Nhật Moyog)
Dáng này hay gặp ngòai thực tế nhất, Thân cây lắc từ duới thon dần lên ngọn



3. Dáng Xiên (TA: Slanting; TN: Shakan)
Thân cây nằm xiên về bên trái hoặc phải, Cũng thon dần từ gốc lên đến ngọn



4. Dáng bay (Huyền, bán huyền nhai…) (TA: Semi-Cascade; TN: Han-Kengai)
Kiểu này giống như 1 cây ở sườn núi ngoài thiên nhiên. Các nhánh thấp nhất mọc ở dưới mép chậu cho đến khỏang tầm giữa lưng chậu.



5. Dáng đổ (Thác đổ..)(TA: Full Cascade; TN: Kengai)
Kiều này có các nhánh thấp nhất thấp hơn đáy chậu, Tạo dáng sao cho như 1 ngọn thác chảy qua ghềng là đẹp nhất:



Ngày nay do quá trình tạo dáng, và do sự phát triển ngày càng tiến bộ, bonsai lại có thêm rất nhiều dáng, nhưng dù đã hoặc sau này có phát sinh ra thêm dáng nào nữa thì cũng dựa trên 5 dáng cơ bản này.

CÁC DÁNG KHÁC CỦA BONSAI:

1. Dáng chổi ( Broom Style - Hochidachi): Thân cây thằng, cành mọc trải rộng ra ngòai, tạo thành tán hình vòm:




2. Dáng Gió lùa (Bạt phong, xuy phong… ) (Windswept Style – Fukinagashi) Cây có dánh như là đang nằm trong vùng có gió mạnh, kiểu này nhìn thì có vẻ dễ làm nhưng nên chú ý kiểu cành bị gió bão thổi như thế nào để làm ch tự nhiên.



3. Dáng văn nhân (Nhân văn, trí thức..) (Literati – bunjingi) : thân mảnh khảnh, cao thong dong




4. Kiểu mọc trên đá (Over rock – Ishisuki) kiểu này giống như 1 cây con mọc lên từ 1 lỗ hổng trên đá ngòai thiên nhiên, kiểu này giống như 1 tiểu cảnh nhỏ, tùy theo dáng cây mà chọn dàng đá cho phù hợp.



5. Kiểu bám đá (Ôm đá, ký đá…) (Root over rock – Sekijoju) Các rễ cây phát triển mạnh, ôm lấy cục đá



6. Kiểu 2 thân (Twin – trunk, Sôju)
Kiểu này có 1 cây lớn và 1 cây nhỏ hơn nối với nhau dưới gốc hoặc những thân cây cách biệt kiểu giống như “mẹ con”. Nếu 1 cây có 1 nhánh con mọc trên thân thì cũng chưa đúng chuẩn của một cây 2 thân.:



Kiểu 3 thân cũng tương tự:


7. Kiểu Bè (Fallen Tree - Ikadabuki): Những cây đổ ngã sát đất vẫn tiếp tục sống bằng cách đâm rễ mới xuống đất, các nhánh mọc thành những thân cây mới:

Một hình thức kiểu bè là kiểu mọc từ rễ lên (Raft - Netsuranari): các cây con nảy mầm từ các rễ mọc lan tỏa tạo thành 1 nhóm.

Một kiểu nữa cũng được đưa vào nhóm bè là kiểu mọc từ những gốc các cây bị chết hoặc bị cưa ngang, kiểu này cũng còn gọi là kiểu bụi (Clump – Kabudachi)



8. Kiểu rừng (Group Planting - Yose-uye)
Các cây cao thấp khác nhau được trồng sao cho nhìn giống như 1 khu rừng.