29 thg 6, 2009

tìm hiểu về dáng cây bon sai

Ngòai thiên nhiên tùy vào điều kiện phát triển như: vị trí, độ cao, môi trường khí hậu… mà mỗi cây sẽ mọc theo một kiểu khác nhau, sau khi nghiên cứu ở nhiều địa hình khác nhau, người ta thấy do tác động của thiên nhiên các cây thường có các kiểu dáng như sau: (Các bạn tham khảo để sau này ứng dụng cho cả tiểu cảnh khi sắp cây trên cảnh hoặc non bộ):

Từ các kiểu dánh ngòai thực tế như vậy các nghệ nhân bonsai lúc trước đã sáng tác ra 5 kiểu dáng bonsai cơ bản:

1. Dáng Trực (trực quân tử, thẳng) (Tiếng anh: Formal Upright, Phiên âm tiếng Nhật Chokkan):
Thân cây thẳng, mọc thẳng đứng, mang tính chất không thay đổi, thon dần từ gốc đến ngọn



2. Dáng trực lắc (Tíêng anh: Informal Upright Phiên âm tiếng Nhật Moyog)
Dáng này hay gặp ngòai thực tế nhất, Thân cây lắc từ duới thon dần lên ngọn



3. Dáng Xiên (TA: Slanting; TN: Shakan)
Thân cây nằm xiên về bên trái hoặc phải, Cũng thon dần từ gốc lên đến ngọn



4. Dáng bay (Huyền, bán huyền nhai…) (TA: Semi-Cascade; TN: Han-Kengai)
Kiểu này giống như 1 cây ở sườn núi ngoài thiên nhiên. Các nhánh thấp nhất mọc ở dưới mép chậu cho đến khỏang tầm giữa lưng chậu.



5. Dáng đổ (Thác đổ..)(TA: Full Cascade; TN: Kengai)
Kiều này có các nhánh thấp nhất thấp hơn đáy chậu, Tạo dáng sao cho như 1 ngọn thác chảy qua ghềng là đẹp nhất:



Ngày nay do quá trình tạo dáng, và do sự phát triển ngày càng tiến bộ, bonsai lại có thêm rất nhiều dáng, nhưng dù đã hoặc sau này có phát sinh ra thêm dáng nào nữa thì cũng dựa trên 5 dáng cơ bản này.

CÁC DÁNG KHÁC CỦA BONSAI:

1. Dáng chổi ( Broom Style - Hochidachi): Thân cây thằng, cành mọc trải rộng ra ngòai, tạo thành tán hình vòm:




2. Dáng Gió lùa (Bạt phong, xuy phong… ) (Windswept Style – Fukinagashi) Cây có dánh như là đang nằm trong vùng có gió mạnh, kiểu này nhìn thì có vẻ dễ làm nhưng nên chú ý kiểu cành bị gió bão thổi như thế nào để làm ch tự nhiên.



3. Dáng văn nhân (Nhân văn, trí thức..) (Literati – bunjingi) : thân mảnh khảnh, cao thong dong




4. Kiểu mọc trên đá (Over rock – Ishisuki) kiểu này giống như 1 cây con mọc lên từ 1 lỗ hổng trên đá ngòai thiên nhiên, kiểu này giống như 1 tiểu cảnh nhỏ, tùy theo dáng cây mà chọn dàng đá cho phù hợp.



5. Kiểu bám đá (Ôm đá, ký đá…) (Root over rock – Sekijoju) Các rễ cây phát triển mạnh, ôm lấy cục đá



6. Kiểu 2 thân (Twin – trunk, Sôju)
Kiểu này có 1 cây lớn và 1 cây nhỏ hơn nối với nhau dưới gốc hoặc những thân cây cách biệt kiểu giống như “mẹ con”. Nếu 1 cây có 1 nhánh con mọc trên thân thì cũng chưa đúng chuẩn của một cây 2 thân.:



Kiểu 3 thân cũng tương tự:


7. Kiểu Bè (Fallen Tree - Ikadabuki): Những cây đổ ngã sát đất vẫn tiếp tục sống bằng cách đâm rễ mới xuống đất, các nhánh mọc thành những thân cây mới:

Một hình thức kiểu bè là kiểu mọc từ rễ lên (Raft - Netsuranari): các cây con nảy mầm từ các rễ mọc lan tỏa tạo thành 1 nhóm.

Một kiểu nữa cũng được đưa vào nhóm bè là kiểu mọc từ những gốc các cây bị chết hoặc bị cưa ngang, kiểu này cũng còn gọi là kiểu bụi (Clump – Kabudachi)



8. Kiểu rừng (Group Planting - Yose-uye)
Các cây cao thấp khác nhau được trồng sao cho nhìn giống như 1 khu rừng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét